Phong Nha và những câu chuyện chưa kể (Phần 1)

Hành trình khám phá Phong Nha - Kẻ Bàng, lắng nghe những câu chuyện về thiên nhiên, về bản hòa ca giữa đất trời. Nghe những câu chuyện về cuộc sống, con người nơi đây. Trải nghiệm các hoạt động vui chơi thú vị ở Phong Nha

Vốn nổi tiếng là "Vương quốc của những hang động", Phong Nha vẫn luôn là một trong những địa điểm thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế. Một vùng đất xinh đẹp với cảnh quan làm say đắm lòng người, nơi có những câu chuyện hào hùng thời chiến đã đi vào sử sách, cũng là nơi người ta dễ dàng bắt gặp những câu chào hỏi thân quen, những nụ cười hiền lành thân thiện từ người con người hiếu khách nơi này. 

Phong Nha Ngày Ấy - Bây Giờ

Ngày trước, Phong Nha chỉ là một vùng quê nghèo, người dân chủ yếu sống dựa vào việc làm nông hay một số thanh niên trong vùng chọn nghề phá rừng và lấy sản vật từ rừng để làm kế sinh nhai. Cái tên Phong Nha ngày ấy còn nhiều lạ lẫm và xa lạ với những du khách lắm.

Đến năm 2003, Phong Nha Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo. Rồi đến năm 2009 – 2013, được sự hỗ trợ từ chính quyền và cơ quan ban ngành, Phong Nha được quan tâm, đầu tư nhiều hơn bởi các dự án phát triển du lịch. Năm 2009 – 2010, Hang Sơn Đoòng nằm trong Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng, là hang động lớn nhất thế giới được phát hiện và đưa vào khai thác từ năm 2013. Cái tên “Phong Nha” cũng từ đó được biết đến nhiều hơn không chỉ trong nước mà còn là từ khóa tìm kiếm rất hot trên cả thị trường quốc tế. Du lịch phát triển, đời sống người dân cũng phần nào bớt khó khăn hơn. Những ngôi nhà xập xệ ngày trước được đầu tư nâng cấp thành những căn nhà xây vững chãi. Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Phong Nha cũng mọc lên rất nhiều. Phong Nha trở thành thị trấn rộn ràng, náo nhiệt hẳn ra. 


Hang Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới


Toàn cảnh thị trấn Phong Nha

Đến đây người ta vẫn thường nghe tên “Phong Nha – Kẻ Bàng”, đây là tên gọi chung của Vườn Quốc gia. Phong Nha là tên của ngôi làng, Kẻ Bàng là tên của núi đá vôi rộng lớn bao quanh khu vực Phong Nha. Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được thành lập vào năm 2001, với tổng diện tích khoảng 200,000ha. Người ta ví Phong Nha – Kẻ Bàng như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu, phần lớn diện tích là đá vôi và liên kết khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Namno của Lào tạo thành khối các-xtơ (Karst) rộng lớn nhất vùng Đông Nam Châu Á.

Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng các-xtơ (Karst) nhất thế giới tạo thành 1 vùng các-xtơ (karst) khoảng nửa triệu ha và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, hơn 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. 

>> Những địa điểm vui chơi không thể bỏ lỡ ở Phong Nha Kẻ Bàng
>> Khám phá Suối Moọc - "nàng thơ" núi rừng Phong Nha

Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng xưa kia cũng là nơi tá túc của vua Hàm Nghi trong phong trào Cần Vương ở địa bàn xã Hóa Sơn, nay thuộc huyện Minh Hóa. Đến thời kì thực dân Pháp, nơi đây là căn cứ tập hợp quân của nhiều cuộc khởi nghĩa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phong Nha Kẻ Bàng chiếm giữ vị trí quan trọng, là nơi dấu quân, điểm trung chuyển, và là mạch máu giao thông nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. 

Chuyện dòng sông Son 

Đến với mảnh đất hiền hòa, yên bình này, bạn sẽ bắt gặp dòng sông Son thơ mộng chảy uốn quanh thị trấn. Vào thế kỉ 17, đầu thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, sông Gianh cùng dòng sông Son là ranh giới tự nhiên giữa Bắc Bố Chính và Nam Bố Chính, và sau này cũng là ranh giới phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài. Vậy thì ai đã đặt tên cho dòng sông Son? Có khá nhiều cách lý giải cho tên của dòng sông này. Theo một giai thoại cho rằng vào đầu thế kỉ 19, trong lúc quân Tây Sơn giao tranh với quân Nguyễn Ánh đã chạy về phía dòng sông, quân Tây Sơn thất thủ, máu của các tử sĩ loang ra đỏ như son cả dòng sông, do vậy mà thành tên gọi sông Son. Hay theo một truyền thuyết khác, ngày xưa trong làng có một đôi nam nữ yêu nhau, nhưng đây lại là mối tình không môn đăng hộ đối. Cô gái là con của một gia đình giàu có nhất vùng, nhà chàng trai thì lại nghèo. Nhưng mặc cho gia đình cấm cản, tình yêu của hai người dành cho nhau vẫn không thay đổi. Mãi cuối cùng không thể ở bên nhau khi gia đình cô gái ép nàng phải lấy một người khác, cô gái và chàng trai quyết định dẫn nhau tới dòng sông này tự vẫn để có thể bên nhau mãi mãi. Người dân trong làng cảm động trước mối tình của hai người nên đặt tên là sông Son. 

Mùa hè nước sông xanh ngát, trong veo và thậm chí nhìn thấy cả đáy sông. Cứ chiều chiều ra bờ sông, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những cô bé cậu bé ra sông tập bơi, nô đùa với nhau dưới làn nước sông mát lạnh. Những cô gì mang áo quần ra giặt bên bờ sông vừa nói chuyện cười rôm rả. Dường như những nét mộc mạc, dân quê và những nét văn hóa sông nước từ ngày xưa vẫn luôn in đậm trong cuộc sống hằng ngày của người dân dù cuộc sống đã hiện đại hơn. 

Mùa hè nước trong xanh hiền hòa là vậy, nhưng vào mùa mưa (thường bắt đầu từ khoảng cuối tháng 9), nước sông chuyển sang màu đỏ như "son" do trộn lẫn với bùn đất bazan ở vùng thượng nguồn đổ về. Nước sông dâng cao và thậm chí dâng ngập cả vùng Phong Nha trong nhiều ngày.

>> Tour Phong Nha - Sông Chày Hang Tối (1 Ngày)
>> Tour Thiên Đường - Suối Moọc (1 Ngày)

Chuyện cá lồng nuôi trên sông Son

Cùng với sự phát triển về du lịch, mảnh đất Phong Nha còn nổi tiếng với nghề Nuôi cá lồng trên sông Son với 2 loài cá chính là cá chình và cá Trắm. 
Cá chình được xem như "thủy quái" sông Son. Loài cá này có đặc điểm rất ngộ là chúng sinh ra ở biển – vùng nước mặn nhưng sau đó lại lội ngược hàng nghìn km để vào vùng nước ngọt để sinh sống và phát triển. Và đến mùa sinh sản thì chúng lại đua nhau ra biển để sinh nở.  

Cá chình cũng là cũng động vật khó chăm, khó nuôi và thậm chí chế độ ăn uống của cá chình còn theo một chế độ dinh dưỡng khá là “sang chảnh”. Tụi cá chình chỉ ăn tôm nhỏ, tép, giun và phải là đồ tươi. Những đồ ăn để qua ngày thì chúng sẽ không ngại không ngại ngần bỏ qua.
Bù lại cá chình đem lại giá trị kinh tế rất cao xứng đáng với công chăm sóc. 1 kg cá chình có giá bán 800,000 VNĐ - 900,000 VNĐ. Loại cá này chế biến ra những món ngon nhất vùng có thể kể đến như cá chình nướng nghệ, cháo cá chình và phải những tay nấu lão luyện, cứng nghề thì mới có thể tự tin đảm đương chế biến món ăn cá chình.

>> Những món ngon nhất định phải thử khi đến Quảng Bình

Cùng là giống cá nuôi lồng và nuôi sống bởi nước sông Son nhưng cá trắm thì lại khác hẳn. Cá trắm dễ nuôi hơn, với chế độ chăm sóc dễ dàng. Nguồn thức ăn của chúng rất "organic" chủ yếu là rong rêu được người dân vớt. Mùa mưa, người ta không vớt được rong rêu thì cho cá ăn lá sắn thái nhỏ hoặc lá chuối rừng. Cũng vì lẽ đó mà ruột cá trắm rất sạch, thịt chắc và ít mùi tanh như những loài cá khác. 

Mỗi lồng cá đủ rộng để chứa 100 đến 130 con cá bên trong. Ban đầu, cá nhỏ bằng ngón tay và được nuôi trong lồng nhỏ. Sau 1 năm, khi chúng lớn dần bằng cỡ cổ tay thì nên cho chúng vào lồng to hơn. Thông thường, cá 3 năm tuổi có trọng lượng từ 3-5 kg và đã có thể chuẩn bị để xuất bán. 

Người ta đã chế biến ra món Chả cá trắm, vừa có vị bùi, vừa dai và ngọt thịt, ăn kèm với bún nước/ bún khô. Cá trắm om măng chua hay cá trắm kho riềng ăn với cơm thì rất bắt miệng và hao cơm đấy nhé. 

>> Kinh nghiệm du lịch Quảng Bình
>> Tour khám phá Quảng Bình

Ngôi làng của đạo Thiên Chúa giáo

Người dân Phong Nha phần lớn theo đa số theo đạo Thiên Chúa giáo. Đi dọc sông Son từ vùng Phong Nha về đến Liên Trạch, cứ cách tầm 3 - 4 km bạn sẽ lại tìm thấy một nhà thờ dọc sông. Sở dĩ các nhà thờ gần bờ sông vì ngày xưa, người ta di chuyển chủ yếu di chuyển bằng thuyền trên đường sông. Đường bộ ngày đó còn khó đi và thậm chí một số chỗ còn chưa có đường. Do đó, người ta xây nhà thờ dọc sông để người dân tiện di chuyển đi lại.

Nếu may mắn ghé Phong Nha vào dịp lễ Giáng sinh 24/12, bạn sẽ ấn tượng bởi không gian trang trí hoành tráng và lộng lẫy bởi ánh sáng lung linh huyền ảo để chào đón các giáo dân bước vào một mùa Giáng sinh an lành. Những cây thông Noel cao hàng chục mét, những hang đá được bài trí tỉ mỉ,... tất cả được người dân đầu tư rất công phu. Giai đoạn Noel thường là mùa đông, tiết trời se lạnh nhưng không khí đêm Noel thì lại rộn ràng và náo nhiệt hẳn ra. 

Phong Nha còn nhiều câu chuyện thú vị nữa, hãy lên lịch trình và tới mảnh đất này để cùng Hellotripvietnam khám phá những câu chuyện còn chưa được bật mí bạn nhé.

Hellotripvietnam - Công ty tổ chức tour chuyên nghiệp, thiết kế lộ trình tour đa dạng độc đáo từ 1 Ngày đến 4 Ngày 3 Đêm, trọn gói dịch vụ từ phòng nghỉ, tour tham quan, xe đón tiễn. Liên hệ ngay để được tư vấn thông tin và đặt tour:

Công Ty TNHH Hello Trip Việt Nam
Hotline: 0913568335 - 0816697888

Tác giả: Oanh Nguyễn 


Bạn đang xem: Phong Nha và những câu chuyện chưa kể (Phần 1)
Bài trước Bài sau
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0913 568 335
x